468x60 ads




[Android] Một số thủ thuật tránh hiện tượng mắt đỏ khi chụp ảnh

Làm thế nào để có thể trừ khử hiện tượng mắt đỏ trong ảnh?” là một câu hỏi mà nhiều độc giả có lẽ rất quan tâm. Có thể các bạn đã đọc một số lời khuyên về cách xử lý với hiện tượng mắt đỏ ở đâu đó nhưng cách tốt nhất ở đây chính là “phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh”. Chính vì vậy trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn năm cách để giảm thiểu hiện tượng mắt đỏ khi chụp ảnh.

Ánh sáng của phòng chụp
Chúng ta hãy bắt đầu với nguyên nhân gây ra hiện tượng mắt đỏ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng như vậy chính là do thiếu sáng, khi đó mắt của người được chụp thường thay đổi độ mở để cho phép ánh sáng lọt vào mắt đủ với yêu cầu quan sát, chính vì vậy khi trong điều kiện thiếu sáng, mắt của người phải mở to hơn bình thường. Khi đèn flash của camera nháy sáng, ánh sáng  này sẽ đi qua đồng tử đang mở và phản hồi ngược trở lại mắt, làm mắt trong ảnh bị đỏ.
Mắt đỏ chính là kết quả của sự khác nhau một cách rõ dệt về độ sáng giữa ánh sáng xung quanh và ánh sáng của đèn flash. Đó chính là lý do tại sao bạn sẽ không bao giờ thấy hiện tượng mắt đỏ trong các bức ảnh chụp bên ngoài, dưới điều kiện có ánh sáng mặt trời. Để giảm thiểu nguy cơ bị mắt đỏ, bạn hãy chụp ảnh bên ngoài hoặc bên trong gần chỗ có cửa sổ. Vào ban đêm bạn nên bật sáng tất cả các đèn nếu có thể.

Sử dụng chế độ mắt đỏ 
Nếu bạn ở trong một phòng có ánh sáng mập mờ hoặc ở ngoài trời tối mà không thể nào có đủ đèn chiếu sáng, trong những trường hợp này, hãy sử dụng sự trợ giúp của camera. Chế độ giảm hiện tượng mắt đỏ của camera (thường được phân biệt nhờ một biểu tượng con mắt rõ nét) sẽ nháy sáng đèn flash một vài lần đủ nhanh trước khi ảnh được chụp, quá trình này sẽ làm cho mắt của người được chụp sẽ đóng bớt và giảm thiểu được sự phản xạ.
Rõ ràng chế độ mắt đỏ của camera có thể trợ giúp nhưng không phải là một liều thuốc có thể chữa được bệnh này một cách triệt để. Bạn vẫn có thể gặp phải hiện tượng mắt đỏ trong chế độ này. Nhớ rằng ảnh sẽ không được chụp khi lần sáng đèn đầu tiên, chính vì vậy khi chụp, hãy giữ camera chắc chắn cho tới lần nháy đèn cuối cùng. Bạn cũng cần phải cảnh báo điều này cho người được chụp biết và giữ trạng thái của họ cho lần nháy đèn thứ hai.

Không chiếu ánh sáng phản xạ trực tiếp vào camera
Sự khác nhau về các mức sáng giữa đèn flash và ánh sáng trong phòng chỉ là một phần của vấn đề. Một vấn đề khác có liên quan đến hiện tượng này là góc chiếu của ánh sáng phản xạ. Hãy cho nguồn sáng giống như các quả bóng đặt trên bàn: Nếu bạn giữ ánh sáng phản xạ trực tiếp từ mắt của đối tượng được chụp phản xạ trực tiếp trở lại ống kính máy ảnh thì bạn sẽ thắng trong trường hợp này.
Nếu đèn flash của bạn cũng giống như nhiều đèn flash được gắn trên các máy ảnh khác, thì bạn không có được nhiều giải pháp triển khai ở đây. Tuy nhiên có một cách mà bạn có thể thực hiện: Yêu cầu người được chụp quay mặt khỏi camera. Hình dung một đường thẳng chạy từ ống kính camera đến đối tượng được chụp. Góc giữa đường nhìn thẳng của mắt đối tượng và đường thẳng từ ống kính máy ảnh càng lớn thì hiện tượng mắt đỏ càng giảm.

Tách đèn Flash khỏi camera
Nếu bạn sở hữu một camera có đèn flash có thể tách rời thì đây là một điều kiện tốt để bạn có thể tránh hiện tượng mắt đỏ bằng cách tách đèn flash ra khỏi đường chiếu thẳng của camera. Nguyên lý này cũng giống như trong trường hợp đề cập trên nhưng trường hợp đó máy ảnh của bạn gắn cứng với đèn flash. Tốt hơn hết, trong trường hợp này bạn nên sử dụng một dây cáp dài để có thể nối với đèn flash ở xa nhằm có thể gắn đèn vào tường hoặc trần nhà.

Cách chỉnh sửa sau khi chụp
Nếu bạn vẫn mắc phải hiện tượng mắt đỏ trong một số bức ảnh. Không thể chụp trong điều kiện đủ sáng và đôi khi bạn phải chụp ảnh với các camera có đèn flash kèm theo. Khi điều đó xảy ra, bạn có thể sử dụng công cụ mắt đỏ trong trình chỉnh sửa ảnh để khắc phục hiện tượng mắt đỏ trong ảnh.

 

Internet Seeding © 2012 Design by Lãng Tử